Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Cuộc sống của công nhân nhà máy Trung Quốc

lao-10-3683-1424834854.jpg

Zhan Youbing từng làm việc trong nhà máy và giờ là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ảnh: Global Times.

Nhiếp ảnh gia Zhan Youbing, 41 tuổi, từng là một trong 250 triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc. Còn giờ, Zhan là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và chụp ảnh cho tạp chí địa phương. Zhan cũng đang hợp tác cùng các tổ chức phi chính phủ và là tình nguyện viên của nhiều dự án liên quan tới quyền lợi của lao động đến từ nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc.

"Tôi là lao động nhập cư, và điều này sẽ chẳng bao giờ thay đổi", Zhan nói.

Cảm giác bấp bênh, bất an từ những ngày còn làm việc trong các nhà máy vẫn còn ám ảnh Zhan tới tận bây giờ, khi anh đã gặt hái được thành công ở lĩnh vực mới. Chính điều đó đã thôi thúc anh dùng ống kính ghi lại hình ảnh cuộc sống của các công nhân ở những nơi mà anh đã đi qua.

"Tôi đã sống cuộc sống này nên tôi hiểu chính xác hoàn cảnh của họ", Zhan chia sẻ.

Suốt 10 năm qua, Zhan chụp ảnh công nhân của 8 nhà máy ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, nhằm lưu lại cuộc sống và công việc bên dây chuyền lắp ráp của họ. Ảnh của Zhan lúc là khoảnh khắc kỳ lạ, khi lại là cảnh thân mật.

 Lao động nhập cư Trung Quốc dưới ống kính của Zhan

Trong một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, các công nhân mặc đồ bảo hộ như phi hành gia, kín từ đầu tới chân và chỉ để lộ đôi mắt, đang tranh thủ ngả người ra ghế để chợp mắt. Ở một bức ảnh khác lại là khung cảnh ấm cúng, thân thiết tại một phòng ở của công nhân. Bữa tiệc tối của các nữ công nhân được bày biện trong không gian chật chội với nhiều đồ đạc cá nhân. Không đủ ghế ngồi, họ cùng đứng để thưởng thức đồ ăn.

lao4-5352-1424834854.jpg

Công nhân tranh thủ chợp mắt tại chỗ. Mỗi ngày, họ có 10 phút nghỉ ngơi. Ảnh: Zhan Youbing.

Zhan đã chụp hơn 400.000 bức ảnh và nhiều bức đã được đưa đi triển lãm khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, Zhan không có mặt tại bất kỳ cuộc triển lãm nào.

"Tôi không có tiền để trang trải chi phí đi lại", Zhan cho biết.

Tháng 11 năm ngoái, Zhan xuất bản cuốn sách đầu tiên có tên "Tôi là lao động nhập cư" gồm cả bài viết và hơn 150 bức ảnh. Sách thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng bởi tác phẩm có cái nhìn của người trong cuộc. "Tôi là lao động nhập cư" cũng trở nên nổi tiếng vì nó là cuốn sách đầu tiên nói về cuộc sống của một bộ phận trong xã hội.

Thời kỳ gian khó

Xuất thân từ vùng nông thôn ở tỉnh Hồ Bắc, Zhan rời quân ngũ năm 1995, và sau đó làm công nhân nhà máy ở Quảng Đông. Zhan bắt đầu chụp ảnh từ in hiflex giá rẻ năm 2002. Anh dành hẳn một tháng lương để mua chiếc máy ảnh Nikon cũ. Tình cờ, Zhan gặp được một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh tư liệu. Người đó có ảnh hưởng lớn tới nghề nghiệp của anh sau này và giúp anh rẽ sang một hướng mới.

Năm 2006, Zhan tham gia khóa học tại một trường dạy nhiếp ảnh ở địa phương trong vòng hai tháng để nâng cao kỹ năng chụp ảnh. Sau đó, anh bắt đầu đăng các tác phẩm của mình lên mạng. Nhờ vậy, Zhan có cơ hội kết bạn với một số nhiếp ảnh gia.

Ngoài chụp ảnh người lao động, anh còn thu thập những vật dụng liên quan tới họ như bảng tên (đính trên áo) hay các đồ vật cá nhân.

"Những đồ vật bình thường có thể phản ánh lịch sử. Chúng rất có ý nghĩa với chúng tôi khi muốn lưu lại cuộc sống của người lao động nhập cư", Zhan nói.

Lần về đoàn tụ cùng gia đình dịp năm mới, Zhan nhận ra ảnh là cách tốt nhất để miêu tả cuộc sống trong nhà máy với mẹ đẻ và mẹ vợ anh. Theo Zhan, cảm giác bấp bênh khiến anh muốn lưu giữ khoảnh khắc cuộc sống của người nhập cư.

"Đôi lúc, bạn chỉ muốn nhảy tàu vì công ty khác trả lương cao hơn ngay sau khi bạn bắt đầu công việc hiện tại. Nhiều khi, bạn muốn ổn định nhưng bạn lại bị sa thải hoặc nhà máy bị đổi chủ", Zhan kể.

0-jpeg-4430-1424834854.jpg

Những đứa trẻ, con của các lao động nhập cư, chơi đùa ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Zhan Youbing.

Vòng tuần hoàn buồn

Nếu lúc đầu, chụp ảnh chỉ có nghĩa là thỏa mãn đam mê của Zhan thì giờ, công việc ấy còn hơn cả in hiflex một sứ mệnh. Zhan cho biết càng chụp nhiều ảnh, anh càng thấu hiểu các vấn đề của người nhập cư. Zhan tâm sự anh đặc biệt quan tâm tới số phận của những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ lại ở nhà cho ông bà, người thân chăm sóc. Khó khăn về nhà ở, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe là In PP tai TPHCM rào cản khiến các lao động nhập cư buộc phải bỏ lại con cái ở quê.

"Các ông bố bà mẹ cống hiến cuộc đời mình cho ngành công nghiệp sản xuất, nhưng họ hầu như chẳng nhận được gì. Giờ thì, con cái họ lại bắt đầu bước vào vòng tuần hoàn buồn ấy", Zhan lý giải.

Dù gặt hái được thành công nhưng Zhan nghĩ mình chẳng khác một lao động nhập cư là mấy. Anh chia sẻ cảm giác lo lắng, bất an trước đây sẽ không bao giờ phai mờ.

"Tôi cảm thấy mình giống như cây bèo tấm không gốc rễ ở một vùng đất xa lạ", Zhan mô tả.

Bình Minh (Theo CNN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét